Ai đã làm dự toán chắc đã từng tính thiếu khối lượng. Mình cũng vậy, đã từng tính thiếu khối lượng. Câu chuyện của mình bắt đầu như sau….
Nội dung bài viết
Cơ duyên đưa mình đến nghề dự toán
Mình tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành về xây dựng. Trong quá trình học mình nghe thầy nói về dự toán, đo bóc khối lượng. Cảm thấy nó phù hợp với mình vì mình thích tính toán, thích những con số. Thế là khi vừa tốt nghiệp mình đi học một khóa dự toán, đo bóc khối lượng tại Trung tâm của một trường đại học trên thành phố. Sau khi học xong, mình được người quen giới thiệu vào làm trong công ty. Và trùng hợp là công ty đang tuyển nhân viên lập dự toán. Thế là mình đến với nghề dự toán
Bắt đầu đi làm
Khi đi làm mình mượn bản vẽ và dự toán để học tập kinh nghiệm của các bậc tiền bối. Sau đó mình được giao lập dự toán hạng mục phụ của một công trình trụ sở ủy ban. Đây là công trình đầu tiên mình lập dự toán.
Câu chuyện thứ nhất
Không phải công trình đầu tiên mình lập dự toán bị thiếu khối lượng đâu. Mình nhớ là công trình thứ 3 hay thứ 4 gì đó mới thiếu. Mình tính thiếu khối lượng công tác A. Buồn lắm luôn.
Nguyên nhân bị thiếu
Đầu tiên là bản vẽ kết cấu không thể hiện nên mình không tính.
Thứ hai là mới ra trường đi làm nên ngại va chạm vì vậy không hỏi kết cấu tại sao không thể hiện.
Bài học rút ra
Đáng lẽ khi công tác A trong bản vẽ kết cấu không thể hiện mình phải hỏi sao không có công tác A này. Khi mình hỏi như vậy nếu kết cấu giải thích rằng không cần thiết có công tác A đó kết hợp với kiến thức về cấu tạo cũng không cần có thì mình yên tâm rằng không tính thiếu khối lượng. Ngược lại khi mình hỏi nếu kết cấu vẽ thiếu thì sẽ vẽ bổ sung một cách vui vẻ.
Câu chuyện thứ hai
Mình tính thiếu khối lượng công tác B. Buồn còn nhiều hơn lần trước.
Nguyên nhân
Mặc dù bản vẽ có ghi chú cấu tạo nhưng mình vẫn tính thiếu (tự hỏi lòng vì sao thiếu và trách mình tại sao lại để thiếu khối lượng một lần nữa).
Mình nghĩ nguyên nhân sâu xa là khi công tác A ở trên thiếu, mình cứ đổ lỗi là do kết cấu không thể hiện nên dẫn đến thiếu khối lượng. Vì vậy nên công trình này không dính đến ai để mình có thể đổ lỗi.
Bài học rút ra
Khi dự toán thiếu khối lượng đừng đổ lỗi cho ai hết. Hãy can đảm nhận trách nhiệm về mình. Lỗi do mình lập dự toán không đọc bản vẽ kỹ, lỗi do mình không cẩn thận. Lỗi do mặt mình không dễ thương nên khi các bộ môn khác (kiến trúc, kết cấu, điện, nước) cập nhật bản vẽ báo thiếu những nội dung thay đổi (vô tình hay cố ý). Nói chung là rất rất nhiều lỗi….. đều do mình mà ra.
Để lập dự toán không thiếu khối lượng !
Theo kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống mà mình học được. Để lập dự toán không bị thiếu khối lượng mình xin được chia sẻ như sau:
+ Không kiêu mạn tự hào, lúc nào cũng xem mình “thấp, bé” so với mọi người.
+ Khi thấy đồng nghiệp tính thiếu khối lượng không được vui mừng.
+ Nắm vững cấu tạo kiến trúc, nếu bản vẽ thiếu cấu tạo thì phải hỏi liền.
+ Có nhiều file dự toán tập hợp các công tác của nhiều hạng mục (một file = một hạng mục)
+ Tô màu những chỗ đã tính rồi bằng viết dạ quang.
+ Chỗ nào chưa rõ hoặc bản vẽ không khớp thì hỏi các bộ môn. Và dùng viết đỏ gạch chỗ sai sửa lại thành đúng.
+ Học tập kinh nghiệm, những công tác thường hay thiếu khối lượng.
+ Học các khóa học dự toán tại đây (quảng cáo tí xíu).
Sau bài viết này mình còn tính thiếu khối lượng ?
Đương nhiên là còn rồi. Tuy nhiên mình sẽ cố gắng không để những chổ thiếu lặp lại. Và mình chúc các bạn khi lập dự toán sẽ không thiếu khối lượng.
hay quá ad ơi, cách viết rất nhiệt tình hihi
Cảm ơn bạn, chúc bạn không bị thiếu như mình.